Bệnh đau thần kinh ngoại biên do nguy cơ nào?

Theo thống kê, chỉ có khoảng 1.6 – 8.2% dân số từng mắc các bệnh đau thần kinh ngoại biên. Các trường hợp hay mắc phải số đông thuộc về những bệnh nhân tiểu đường, người già, và tỷ lệ phụ nữ mắc phải cao hơn nam giới (ở nhiều bệnh).


Tập hợp nguyên nhân gây nên loại bệnh này hết sức đang dạng, nhưng nhìn về cơ bản, ta có thể tổng hợp thành các nguyên nhân sau đây:

Các loại bệnh lý gây viêm: bệnh đa xơ cứng, bệnh sarcoidose, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp, mãn tính, viêm đa động mạch nút, hội chứng Sjogren, lupus…

Nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus như HIV – AIDS, giang mai, bệnh phong, Zona thần kinh, thủy đậu, Lyme…

Nguyên nhân do chuyển hóa: bệnh porphyria, thiếu vitamin B, suy dinh dưỡng, đái tháo đường…
Chấn thương bên ngoài tác động chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên.

Ung thư dây thần kinh (hiếm gặp).

Một số nguyên nhân khác: nghiện rượu, dùng metronidazole, isoniazid, kim loại nặng (thạch tín), bệnh nhân trải qua quá trình xạ trị, hóa trị…Nguyên nhân đau dây thần kinh tam thoa http://coxuongkhoppcc.com/dau-than-kinh-tam-thoa.html

Bên cạnh đó, nếu bạn mắc phải hoặc thường xuyên duy trì những điều sau đây, nguy cơ xuất hiện bệnh đau dây thần kinh ngoại biên cũng có thể lên cao hơn:

Thiếu vitamin, quan trọng nhất là vitamin B.



Sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo, dễ nhiễm phải các loại vi khuẩn, virus của các bệnh Lyme, thủy đậu, Zona…

Quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm các bệnh tình dục.

Mắc các bệnh về gan, thận, tuyến giáp.

Thường xuyên phải tiếp xúc chất độc.

Cử động, tư thế hay các hoạt động sai chuẩn lặp lại thường xuyên trong một thời gian dài.

Tiền sử bệnh thần kinh.

Bạn hoàn toàn có thể hạn chế khả năng mắc phải các loại bệnh đau dây thần kinh ngoại biên cho bản thân, nếu chú ý quan tâm một chút đến chăm sóc và điều chỉnh các thói quen cơ thể:

Ăn uống lành mạnh, đủ chất. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các loại chất độc, chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, hãy chăm sóc đặc biệt cho đôi bàn chân. Biết kiểm soát nồng độ đường huyết trong cơ thể mình.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hậu quả thoái hóa khớp gây ra là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có dấu hiệu gì?

Những thói quen gây hại cột sống